Giảm độ đắng của khổ qua – Mẹo hay bỏ túi cho chị em phụ nữ

Khổ qua còn được biết đến với tên gọi mướp đắng, là loại quả chứa nhiều công dụng cũng như là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Nó thường được sử dụng để chế biến các món ăn trong khẩu phần ăn của mỗi gia đình. Điều đặc biệt là khổ qua chứa vị đắng đắng đặc trưng. Mặc dù chứa nhiều lợi ích nhưng vị đắng này khiến cho nhiều người không ăn được. Vậy để khổ qua không còn đắng hay giảm vị đắng đi, chúng ta cần có những mẹo đặc biệt. Ở trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những mẹo làm giảm độ đắng của khổ qua, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Cách phân biệt giữa các loại khổ qua

Khổ qua có nhiều loại khác nhau. Độ đắng của chúng không giống nhau.

Khổ qua rừng chủ yếu trồng ở khu vực rừng núi, trái to cỡ đâu ngón tay cái hoặc ngón chân cái, ngắn, hơi tròn, có gai nhọn và màu xanh đậm. Loại này có vị rất đắng và thường chỉ được dùng với mục đích chữa bệnh.

Khổ qua đèo là giống khổ qua đặc trưng ở miền Trung, thường được trồng trong vườn nhà, vỏ xù xì, gai dày, săn và sậm màu. Loại này cũng có vị đắng ngang ngửa khổ qua rừng.

Khổ qua thường là loại hay được bán ở các chợ, siêu thị. Quả to, gai nở thành múi lớn, màu xanh sáng và nhạt. Loại này thường ít đắng nhất, gai nở càng to nấu càng ít đắng.

Loại bỏ ruột trắng bên trong giảm độ đắng hiệu quả

Loại bỏ ruột trắng bên trong giảm độ đắng hiệu quả
Khổ qua bỏ ruột trắng bên trong giảm độ đắng hiệu quả

Với cách làm này, bạn cần bổ dọc quả khổ qua. Sau đó loại bỏ hoàn toàn phần hạt và cùi trắng nằm sát tận cùng bên trong lớp thịt quả bằng thìa hoặc dao. Khi chế biến, bạn nên gọt bỏ hết hạt và lớp cùi trắng bên trong. Như vậy vị đắng sẽ giảm đi rõ rệt.

Muối có tác dụng giảm độ đắng

Khổ qua bổ đôi, bỏ hạt, cắt tùy theo cách chế biến món ăn và ngâm vào nước muối loảng khoảng 20 phút. Sau đó, vớt khổ qua ra và rửa lại với nước sạch rồi đem đi chế biến.

Khổ qua sau khi cắt đem xóc với ít muối rồi ướp trong khoảng từ 20 – 30 phút. Muối có tác dụng hút phần dịch đắng bên trong thịt quả.

Hết thời gian ướp, bạn đem khổ qua xả lại dưới vòi nước và bóp nhẹ nhàng để giảm bớt vị đắng. Lưu ý là cách làm này chỉ áp dụng đối với món khổ qua xào và quả được thái lát mỏng

Kết hợp muối, mật ong và giấm trắng

Muốn loại bỏ vị đắng của khổ qua một cách triệt để, trước khi chế biến, bạn nên bổ đôi, loại bỏ phần ruột trắng của trái khổ qua. Sau đó, ngâm với nước và cho một ít mật ong vào. Tiếp theo đun nước sôi, hòa vào một chút muối, giấm, sau đó cho khổ qua vào trụng trong 30 giây. Cách này giúp loại bỏ vị đắng và khổ qua sẽ có sắc xanh đẹp mắt hơn. Hơn nữa, muối ngăn ngừa mất các chất vitamin trong trái khổ qua. Cuối cùng, bạn vớt khổ qua ra và cho ngay vào chậu nước lạnh.Việc ngâm hoặc xả mướp đắng bằng nước lạnh sau khi trụng xong là để làm nguội nó, tránh nó bị úa vàng vì vẫn còn nóng do trụng nước.

Giảm độ đắng bằng cách chần nước sôi hoặc ướp lạnh

Giảm độ đắng bằng cách chần nước sôi hoặc ướp lạnh
Khổ qua được ướp lạnh làm giảm độ đắng

Khổ qua bỏ ruột, cắt lát mỏng sau đó bỏ vào tủ lạnh. Hoặc ngâm nước đá khoảng 20 phút cũng có thể giúp giảm vị đắng.

Để giảm vị đắng của khổ qua, bạn có thể chần sơ trước khi chế biến. Đầu tiên, đặt một nồi nước lên bếp và thêm một chút muối. Khi nước sôi, cho khổ qua vào nấu khoảng 2-3 phút. Cách này sẽ làm giảm vị đắng đáng kể.

Ngoài ra, để giảm vị đắng của khổ qua, bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu. Như trứng, thịt băm, tôm, tàu hũ, cá thác lác…

Giảm độ đắng bằng việc nấu chung với thực phẩm khác

Để giảm vị đắng của khổ qua, nhiều bà nội trợ cũng chọn cách nấu chung với hành tây, khoai tây hoặc bất kỳ loại rau, quả nào khác. Sự kết hợp này sẽ giúp cân bằng hương vị và lấy đi bớt vị đắng của món ăn.

Ngoài ra, nếu không phải là người ăn chay; bạn có thể sử dụng thêm các nguyên liệu như thịt hoặc trứng (phụ thuộc vào khẩu vị từng gia đình). Điển hình là món canh khổ qua nhồi thịt. Khá phổ biến trong các bữa cơm của nhiều gia đình Việt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!