Đồ nội thất hiện đang là vật dụng được sử dụng đông đảo trong đời sống của tất cả các gia đình Việt. Đồ nội thất thường được bọc bằng các loại vải, nhằm thay thế làm đồ trang trí trong các góc của căn nhà. Tùy vào người sử dụng sẽ chọn các loại vải khác nhau. Tuy nhiên việc sử dụng các vải bọc đồ nội thất lâu dần sẽ để lại những vế bẩn, có thể gây mùi ẩm mốc gây mùi khó chịu cho người sử dụng. Để không làm tốn thời gian khi xử lý những vấn đề này. Dưới đây là những mẹo làm sạch đồ nội thất giúp đẩy xa các vết bẩn cứng đầu, khó chịu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Mục lục
Vì sao cần làm sạch đồ nội thất bằng vải?
Không chỉ những bộ sofa nói riêng mà cả những các sản phẩm nội thất khác. Việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp cho sản phẩm kéo dài được thời gian sử dụng; giữ nguyên tính thẩm mỹ vốn có của sản phẩm. Việc vệ sinh sẽ giúp loại bỏ hết bụi bẩn, vết ố. Điều này giúp trả lại vẻ đẹp cho sản phẩm như ban đầu. Ngoài ra, việc vệ sinh sofa sẽ là giải pháp phòng chống các virus; vi khuẩn gây bệnh có hại cho sức khỏe của con người. Hỗ trợ trong việc bảo vệ sức khỏe cho từng thành viên trong gia đình.
Khi bạn sử dụng sofa trong thời gian dài, việc ăn uống khiến thức ăn rơi rớt mà không được xử lý. Đây sẽ là món mồi béo bở cho các loại côn trùng như gián, kiến, chuột,… làm phá hủy lớp vỏ bọc ghế, góp phần làm giảm tuổi thọ và gây hư hỏng cho sản phẩm.
Đồ nội thất với các vết bẩn cứng đầu
Những đồ vật như ghế sofa, khi bị bẩn sẽ rất khó vệ sinh. Nhất là khi vết bẩn thuộc loại cứng đầu, khó làm sạch. Giải pháp trong tình huống này là bạn có thể sử dụng phương pháp giặt khô nhưng hãy chắc chắn tấm vải bọc nó có thể giặt khô được. Để chắc chắn, bạn có thể hỏi cửa hàng nơi bạn mua hoặc nhà sản xuất về cách vệ sinh món đồ. Hoặc làm sạch bằng cách cho một lượng nhỏ chất tẩy lên vết bẩn, sau đó thấm nhẹ bằng vải sạch cho đến khi vết bẩn biến mất.

Đồ nội thất bằng vải len
Dùng miếng bọt biển ẩm vỗ nhẹ lên đệm hoặc sử dụng con lăn để loại bỏ bụi bám trên các chất liệu len. Với những chỗ khó tiếp cận như kẽ hở hoặc đường nối có thể dùng băng dính quấn ngón tay hoặc quấn quanh đũa rồi cho vào các kẽ hở để lấy hết bụi bẩn ra ngoài.
Đồ nội thất dính nước
Dùng khăn sạch thấm bớt nước và sử dụng máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp để làm khô vệt nước nhanh hơn. Trường hợp bị đổ các chất lỏng có màu lên đồ vật. Thì đầu tiên bạn cũng cần dùng khăn khô lau nhiều lần cho sạch vết nước. Nếu sau đó vết bẩn chưa hết, bạn có thể làm sạch bằng cách cho lượng nhỏ chất tẩy lên vùng bị bẩn. Rồi thấm nhẹ cho đến khi vết bẩn được loại bỏ hoàn toàn.
Các vết rách đồ nội thất do nến
Trước tiên, dùng đá để làm cứng vết nến khỏi lan nhanh ra khu vực xung quanh; rồi nhẹ nhàng lấy bỏ nến ra khỏi miếng vải. Sau đó thoa dung dịch giặt khô lên vết sáp, đợi 5-10 phút để dung dịch giặt khô tẩy sạch. Sau đó sử dụng một miếng vải sạch để thấm bớt, sẽ loại bỏ được lượng lớn sáp nến. Tuy nhiên, một phần nhỏ của nến vẫn còn sót lại trên các sợi vải. Lúc này bạn hãy dùng khăn giấy lót lên vết bẩn. Sau đó làm phẳng bằng bàn là ấm, hơi nóng của bàn là sẽ làm tan vết sáp. Sau đó dùng khăn giấy để thấm bớt, lặp lại đến khi nào hết sáp nến thì dừng lại.
Dùng dung dịch khử mùi có tác dụng hiệu quả

Đồ nội thất bằng vải là một vật dụng trang trí trong gia đình; nên được bảo trì thường xuyên để kéo dài thời gian sử dụng. Cho dù đó là ghế sofa, gối, hay các vật dụng nào khác thì hầu hết các vết bẩn đều xuất phát từ nguyên nhân do bụi và độ ẩm. Khi các món đồ này bị bẩn, bạn nên nhanh chóng tiến hành lau chùi. Để tránh bụi bẩn thấm vào sâu bên trong, khiến đồ vật nhanh hỏng và việc vệ sinh sẽ khó khăn hơn.
Hiện nay ngoài thị trường có rất nhiều dung dịch nước hoa; có tác dụng giúp khử mùi ghế sofa nỉ rất hiệu quả. Các dung dịch này có rất nhiều mùi hương thơm đặc trưng. Bạn hãy lựa chọn loại mùi hương mình yêu thích rồi xịt trực tiếp lên ghế sofa. Sẽ giúp ghế khử mùi hôi và có hương thơm dễ chịu. Hoặc bạn có thể mang ghế sofa ra phơi dưới ánh nắng mặt trời cũng giúp khử trùng và đánh tan mùi ẩm mốc.