Cách chăm sóc da cho bé vào mùa đông, mẹ đã biết?

Làn da của bé rất mỏng vì vậy chăm sóc da cho bé không đúng cách sẽ khiến cho con bị ửng đỏ hoặc nứt nẻ, khô khan. Đặc biệt là vào mùa đông thời tiết hanh khô, độ ẩm trong không khí thấp việc chăm sóc da cho bé lại càng khó hơn rất nhiều. Việc tắm rửa hay mặc quần áo cho trẻ cũng khó khăn hơn so với mùa hè. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các mẹ chăm sóc da cho con vào mùa đông một cách khoa học nhất qua bài viết này.

Cần chú ý đến việc tắm rửa

Không tắm rửa nhiều lần trong ngày vì sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên và suy yếu hàng rào bảo vệ của da

Nhiệt độ nước âm ấm, không phải nước nóng

Sữa tắm gội dịu nhẹ, pH phù hợp với da (pH 5.5 – 5.9)

Kì cọ nhẹ nhàng, không chà xát quá mức

Tắm vừa đủ thời gian, không ở trong phòng tắm quá lâu

Luôn luôn thoa dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, lúc vừa thấm khô người, da còn hơi ẩm.

Dùng kem dưỡng ẩm cho bé

Khi da đang bị viêm cấp tính, đỏ, khô nứt, ngứa và đau, có thể cần tăng cường dưỡng ẩm bằng cách tăng số lần và tăng kết cấu loại dưỡng.

Cân nhắc đổi sang dưỡng ẩm có kết cấu dạng mỡ hoặc kem, vì hiệu quả giữ ẩm tốt hơn dạng lỏng. Có thể dùng vaseline thoa thêm vào buổi tối ở tay chân.

Thành phần của sản phẩm chăm sóc da: lưu ý tránh các sản phẩm có cồn (alcohol), hương liệu (fragrance) vì có thể gây kích ứng với da nhạy cảm, da đỏ khô.

Dưỡng ẩm cho trẻ vào mùa đông là việc làm cần thiết
Dưỡng ẩm cho trẻ vào mùa đông là việc làm cần thiết

Tạo môi trường thích hợp cho trẻ

Cân nhắc dùng máy tạo độ ẩm nếu môi trường sống của bạn khô hanh, khiến da thô ráp khó chịu. Độ ẩm lí tưởng là 40-60%. Nhiệt độ lí tưởng 18-220C và tùy thuộc vào cảm nhận của trẻ.

Khi thời tiết lạnh hơn, đừng bọc con quá nhiều lớp. Mẹ dùng 1 chiếc áo bên dưới bộ đồ ngủ có chân có lẽ là đủ. Nếu con bạn dưới 1 tuổi bạn không nên đặt con ngủ với chăn, mền, thay vào đó bạn có thể sử dụng 1 cái túi ngủ không có mũ, chọn loại có kích thước và trọng lượng phù hợp với con bạn làm sao để bé không lọt thỏm vào bên trong được, chọn túi ngủ phù hợp theo từng mùa. Chăn bông hay mền gối có khả năng làm bé nghẹt thở, nhất là các bé đang tập lật.

Không bao giờ được đặt một bình giữ nhiệt hay bình nước nóng bên trong nôi của trẻ. Bạn cũng nên để nôi hay cũi của trẻ tránh xa các thiết bị sinh nhiệt.

Thường xuyên cho trẻ rửa tay

Cần nhớ rửa tay thường xuyên, nhằm loại bỏ virus, vi khuẩn gây bệnh

Khi số lần rửa tay quá nhiều, thì nên sử dụng nước/gel rửa tay nhanh thay thế xà phòng

Luôn nhớ thoa kem dưỡng ẩm tay sau khi rửa tay.

Chọn trang phục và khăn có chất liệu nhẹ, thoáng mát, mềm mịn

Khi vừa mới chào đời, làn da là nơi bé tiếp xúc nhiều nhất với môi trường bên ngoài. Quần áo, khăn quấn là những vật dụng đầu tiên cọ xát với làn da nhạy cảm của bé. Chính vì vậy, khi chọn lựa trang phục cho con, bố mẹ nên ưu tiên loại chất liệu nhẹ, thoáng mát, mềm mịn như cotton.

Bố mẹ nên chọn trang phục chất liệu thoáng mát cho bé
Chăm sóc da cho bé vào mùa đông là việc làm quan trọng các bậc phụ huynh nên hết sức lưu tâm

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khăn để các chị em lựa chọn. Tuy nhiên để bé yêu có được chiếc khăn tốt, an toàn cho sức khỏe, các bà mẹ nên chọn khăn theo những tiêu chí sau: khi sờ bằng tay có thể cảm nhận được bề mặt mịn màng, mềm mạ. Sau khi sử dụng không bị khô cứng, thô ráp, không gây trầy xước và tổn hại đến làn da của bé.

Ngoài ra không nên giặt chung quần áo với người lớn. Bởi loại vi khuẩn trên đồ dùng người lớn dễ truyền nhiễm sang quần áo của bé. Có thể những loại vi khuẩn đó không có khả năng gây hai tới người lớn. Nhưng nó lại có khả năng đe dọa cho bé yêu vì sức đề kháng của bé còn kém. Đặc biệt không dùng nước hoa trực tiếp vào quần áo của bé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!